Thứ Hai, 30 tháng 11, 2009

Quá hay

Tôi vừa thấy có một topic khá hay trên box này, có tên là "Chúng ta trả thêm 10 triệu cho cái gì vậy nhỉ....?" Chúng ta trả thêm 10 triệu cho cái gì vậy nhỉ....? . Tôi thấy chủ topic nói rất đúng vì tôi cũng đang sử dụng macbook pro và khá hạnh phúc với nó. Tuy vậy để có cái nhìn nhiều chiều về một vấn đề, để giải stress cho anh em và cũng góp phần tư vấn cho anh em trước khi mua máy tính của Apple, tôi mạo muội lập thêm topic "Chúng ta mất thêm 10 triệu khi mua Macbook". Tất nhiên, cái tiêu đề giật gân đó chỉ có ý nghĩa vui vẻ "câu khách" là chính, nhưng cũng thể hiện một cái nhìn ở một góc độ khác dành cho sản phẩm Macbook của Apple. Sau đây tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện tôi đã "mất" thêm 10 triệu khi mua Macbook như thế nào.

1/ Tôi đã mất 1tr cho màn hình gương của Macbook:
Vâng, đau buồn thế đấy các bạn ạ! Màn hình LED của Macbook cho màu sắc đẹp tuyệt, nhưng đấy là ở trong nhà. Cái màn hình gương của con macbook pro của tôi lại là nỗi bất hạnh khi tôi ngồi ở những nơi có ánh sáng mạnh khi ở ngoài trời hoặc đối diện cửa sổ. Nhìn màn LED máy Sony Vaio mà vợ tôi đang dùng, sáng nét ngay từ trong tối ra đế ngoài trời, tôi không khỏi ghen tị. Muốn khắc phục, lại phải nâng cấp lên Macbook pro 17 inch có màn anti-glare hoặc mua 1 tấm chống chói vài chục $. Thế là gương lại thành không gương, mèo lại hoàn mèo!

2/ Tôi mất thêm 1tr cho cái cổng Mini Display của Macbook Pro:
Vâng, đấy là sáng tạo của Apple thật đấy, nhưng các bác cứ xem ngoài thì trường đã có bao nhiêu thiết bị hỗ trợ cổng Display port của Apple. Tôi hay trình chiếu slide show, thế là lại phải mua thêm cái adapter chuyển sang VGA hoặc DVI, mất toi mất từ 30-50 USD, lại phải lằng nhằng xách theo, lắp đặt nữa chứ! Thà mất 1 tr để được cổng xuất VGA còn hơi là làm bạn với thằng công nghệ mới mẻ mà chưa biết bao giờ mới được sử dụng này.

3/ Tôi mất thêm 500k cho cái sự thiếu sót các cổng giao tiếp của Macbook:
Máy của tôi có mỗi 2 cổng USB, trong khi ấy chuột dùng 1 cái, ổ HD gắn ngoài 1 cái, thế là hết! Mỗi lần gắn thêm thiết bị vào (USB, đế tản nhiệt, other devices...) thì tôi chỉ biết ngậm ngùi hoặc tháo chuột, hoặc tháo ổ cứng gắn ngoài. Nếu muốn khắc phục, lại phải mua 1 cái USB hub, mỗi lần dùng lại phải mang đi, tháo ra tháo vào thật bất tiện. Đấy là chưa kể đến việc Apple "ép" người ta phải dùng mic ngoài của Macbook, hoặc dùng các loại tai nghe của Apple có tích hợp đường Line - in và Line- out vào 1 lỗ cắm. Nếu bạn không hài lòng với mic gắn ngoài tích hợp, chỉ còn cách mua 1 cái microphone USB thì mới dùng được, hoặc phải dùng kiểu mic gắn tai nghe như của Iphone. Thật là phiền phức.

4/ Tôi mất thêm 1tr vì bàn phím của Macbook:
Vâng, bàn phím của Macbook đẹp thật, lại có cả phát sáng trong đêm tối nữa! Nhưng những khe để ánh sáng chui qua lại rất dễ để bụi, nước và các chất bẩn chui vào làm hỏng bàn phím. Tôi đành cắn răng mua thêm 1 tấm che bàn phím của Moshi, dùng một thời gian đã thấy nhão ra, lại sắp phải thay cái mới. Cứ tình hình này chắc phải mua dăm bảy chiếc về dùng dần, tốn vài triệu chứ không đùa.

5/ Tôi tốn thêm mất 2tr để nâng cấp Ram và ổ cứng:
Thực ra nói vậy cho vui, vì máy tính của tôi đã có sẵn 4G Ram và 250G ổ cứng. Nhưng các dòng Mac thấp hơn, kể cả Macbook pro thì chỉ đi kèm 2G Ram và 160G ổ cứng - chỉ tương đương với 1 laptop thuộc dạng rẻ tiền. Với các ứng dụng ngốn Ram như uống nước, và thời đại của phim HD thì việc nâng cấp lên ít nhất 4G Ram và 320G (hoặc 500G - hoặc thậm chí hơn) ổ cứng sẽ tiêu tốn của bạn ít nhất là 2tr. Thế thì cũng là khoản chi lớn chứ không đùa.

6/ Tôi tốn thêm 1tr để mua các thứ "trang hoàng" cho em Macbook của tôi:
Vâng, với các em laptop khác thì cứ ra ngoài cửa hàng là bạn có thể mua ngay được các đồ dùng cho máy tính từ thượng vàng hạ cám. Còn Macbook ư? Chẳng nhẽ vác 1 cái máy Macbook "xành điệu" ra ngoài đường mà lại dùng đồ dởm, người ta cười cho chết! Thế là bao anti-shock thửa riêng cho Macbook, tấm dán Moshi, chuột Bluetooth trắng nõn nà... , cắn răng mua tính ra không dưới 1tr.

7/ Tôi lại phải chi thêm 1tr cho việc cài HĐH Windows thêm vào: Tôi nói đùa vậy, chứ ở VN có mấy khi anh em mình trả tiền bản quyền phần mềm đâu! Thực tế là, một trong những lí do tôi không ngần ngại bỏ tiền ra mua Macbook là khả năng cài tốt HĐH Windows. Không ai phủ nhận vẻ đẹp hào nhoáng của Mac OS, cùng sự thân thiện dễ dùng cũng như sự an toàn của nó. Nhưng xét về khía cạnh phần mềm, thì Mac còn phải có một khoảng thời gian dài mới bắt kịp được Windows về mức độ phổ biến và tính năng (tôi không nói tới những phần mềm Mac có từ lâu như Photoshop hay Office...). Về nhu cầu tôi cũng cần sử dụng những phần mềm trên Windows có mà Mac OS chưa có. Nếu mua laptop, thường máy đã cài sẵn HĐH Windows, còn nếu dùng Macbook cài thêm Windows, lại phải mua thêm VMware hoặc Parallel (nếu ko dùng BootCamp) và Windows XP hoặc Vista (sắp tới là Win 7). Nếu không xài "vừng lạc", thì lại mất thêm vài trăm USD cho vụ phần mềm này, cũng chả rẻ đâu!

Kết luận: có lẽ cái việc ngồi đếm 5 triệu hay 10 triệu chỉ là cho vui, vì những câu chuyện trên tôi cũng thêm phần mắm muối cho kịch tính. Ngay cả việc so sánh PC với Mac thì sẽ chẳng bao giờ kết thúc, vì mỗi cái có điểm mạnh riêng, mỗi người có một sở thích riêng. Tuy vậy, tôi xin kể vài câu chuyện có thật liên quan - hoặc chẳng mấy liên quan đến cái máy tính Macbook, hy vọng sẽ giúp bạn phần nào trong quyết định mua máy tính của Apple.

Tôi đi học bên này, ở cùng phòng với 1 cậu cũng làm nghiên cứu sinh như tôi. Ngày đầu tiên đến, tôi cảm thấy vô cùng hãnh diện khi lôi trong ba lô ra chiếc Macbook pro yêu quý của mình. "Nó đẹp quá, chắc hẳn phải expensive lắm!" - cậu bạn tôi trầm trồ. Cậu ta sở hữu 1 chiếc Acer Aspire loại rẻ tiền, chắc cũng dùng không dưới 2 năm, và 1 giá sách to đùng đầy sách chuyên ngành. "Mỗi quyển sách của cậu giá khoảng bao nhiêu?" - tôi hỏi lại. "Quyển rẻ nhất là 150USD, thường là vài trăm USD trở lên". Tôi bỗng nhiên cảm thấy niềm kiêu hãnh của mình về chiếc Macbook bỗng biến đâu mất. "Thế thì chiếc Macbook của tôi giá chỉ chưa bằng 1/3 số sách kia của cậu!" - tôi ngượng ngùng trả lời!

Nước Việt Nam chúng ta còn nghèo, nhưng người Việt Nam lại mắc cái bệnh ưa hình thức mà ít tính đến tính hiệu quả và thực dụng. Nhiều bạn bè tôi ở Việt Nam tích cóp từng tháng lương để mua những bộ máy ảnh DSLR giá hàng ngàn USD để cho oai, nhưng lại chẳng biết gì về nhiếp ảnh cũng như kỹ thuật chụp ảnh. Kết cục là những bức ảnh họ chụp lại còn thua những ảnh chụp từ máy PnS thông thường. Các sếp của tôi, sếp nào cũng cầm trong tay những chiếc điện thoại đắt tiền và mới nhất, nhưng họ thậm chí còn không biết cách sync với máy tính như thế nào. Người nước ngoài rất khác chúng ta ở chỗ họ sẵn sàng chi hàng trăm USD chỉ cho 1 chuyến đi dã ngoại, nhưng cân nhắc rất kĩ khi mua một món đồ điện tử chỉ vài chục đô. Họ giàu hơn ta hàng chục, hàng trăm lần nhưng họ luôn tính toán sao cho số tiền họ đầu tư là hiệu quả nhất.

Macbook là một sản phẩm tuyệt vời của Apple với rất nhiều ưu điểm. Nhưng khi mua nó, bạn nên cân nhắc xem những ưu điểm đó có xứng với số tiền bạn bỏ ra hay không. Pin của Macbook lâu, nhưng bạn phải cân nhắc xem bạn có hay ngồi xa ổ cắm điện lâu đến thế hay không. Bàn phím phát sáng trong đêm của Macbook thật tuyệt, nhưng bạn có bao nhiêu lần trong năm làm việc trong đêm mà không có ánh đèn bên cạnh. Màn hình Macbook đẹp, nhưng những màn hình LED được trang bị cho các laptop phổ thông có thua kém quá nhiều... Nếu bạn có đủ tiền và ham mê khám phá công nghệ, chẳng có lí do gì mà không tậu một em Macbook về để thỏa mãn đam mê; nhưng nếu bạn mua Macbook chỉ vì tính thời trang và khoe mẽ với bạn bè, thì tôi khuyên nên dành số tiền ấy cho những mục đích thiết thực hơn cho cuộc sống của mình: đi du lịch, học các khóa học nhảy, bơi lội, nhiếp ảnh... hoặc thậm chí là dành tiền cho các hoạt động từ thiện. Điều ấy thiết thực hơn nhiều.
"Cái áo không làm nên ông thầy tu", các bạn ạ!

Chân thành cám ơn các bạn dã đọc bài viết của tôi.

Bình luận của Phương: quá hay. Nếu có dịp gặp bác này sẽ mời bác đi ăn lẩu vì đoạn kết thúc.

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

Những ý nghĩ hằn học

Chuyện kể rằng ...




Những người da đen nhập cư phải ngủ trong những chiếc túi ngủ tại những khu phố ổ chuột đem thứ bột mì rẻ tiền trộn lẫn với những thực phẩm được chính phủ tiếp tế nướng lên thành một thứ bánh người ta quen gọi là Pizza...Và giờ đây, nó xuất hiện ở Việt Nam trên những bàn ăn đẹp đẽ, là món ăn sang trọng dành cho những người có tiền và muốn khám phá ẩm thực Âu Châu ...

http://img138.imageshack.us/img138/6584/img4253nh8.jpg

Chuyện kể rằng ...




Chiếc bánh Pizza bay sang nước Ý và trở thành 1 món ăn nhanh phổ biến của công nhân, thợ quét vôi vì nó rẻ tiền và đủ chất dinh dưỡng . Một cơ sở sản xuất Pizza lớn của Ý đã đặt hàng Honda sản xuất 1 loại xe máy tay ga, máy khỏe, gầm cao, yên lớn, có thể vượt qua những con dốc dễ dàng, có thể chở được nhiều Pizza cho nhân viên giao bánh. Đó là chiếc xe SH, biểu tượng của sành điệu, chơi bời của dân chơi Việt.

8 nhân viên giao bánh

Đội ngũ giao Pizza đông đảo


Chuyện kể rằng ...




KFC mở ra những quầy hàng di động phục vụ món humberger, gà rán, khoai tây chiên ...tại nhà ga, trường học, những điểm đông người dành cho những kẻ ít tiền bạc và ít thời gian. Họ ăn humberger trên đường tới trường, tới chỗ làm thêm hay trên những chiếc ghế đá công viên sau 4 tiếng nhổ cỏ đầy mệt mỏi ...Món gà rán và humberger là biểu tượng của những người thành đạt, nhiều thời gian, sành ăn uống tại Việt Nam ...


Chuyện kể rằng ...



Người ta nhìn thấy những cô chiêu cậu ấm trên những chiếc xe SH bòng bẩy không đi giao Pizza, mặt mày hớn hở vênh vang. Người ta nhìn thấy những người ngồi ăn pizza trong những nhà hàng sang trọng mà không mang theo 1 chiếc túi ngủ nào cả. Người ta nhìn thấy những người nhiều thời gian và tiền bạc đang ăn món gà rán, khoai tây chiên. Người ta nhìn thấy cả một thế hệ người Việt cho là mình sành điệu và văn hóa ...

Chuyện kể rằng ...


Nguyen Hien ( N0sta_gxj)


Trần Minh Phương bình luận: bỏ ngoài cái chuyện nguồn gốc của pizza khá là vô căn cứ thì mình cũng chia sẻ những hiểu biết về KFC, SH của cái bạn này. Nhưng vậy thì sao? Người viết ra cái bài trên này muốn tỏ ra rằng mình trên tầm người khác. Sự thực thì ngoài thể hiện cái tôi ra chẳng nói lên gì. Tầm suy nghĩ của bạn này không qua được cái tầm ngọn cỏ. Hơi ngu là đằng khác.

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

:D

Chẳng biết nói gì. Có mấy thứ linh tinh. Nghĩ ngợi nghĩ ngợi. Haizzzz.

Update: I'll say sorry to you, if it needed. Có một số thứ, không phải bạn không biết nhưng cần có một cái gì đó để bạn thực sự hiểu. Bây giờ thì tôi đã hiểu. Vâng, quá nhiều thứ vô nghĩa ở ngoài kia và tôi càng hiểu ra rằng tôi đang có gì.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009

Yes, I love that!!

Rườm rà đám cưới quê ngày nay

Mỗi lần đi ăn cưới về, mẹ tôi thường nhận xét: “Trước kia, việc cưới xin phải lo sao giữ được "nếp nhà" ấm cúng, đem lại hạnh phúc cho dâu rể và chu tất trong mối quan hệ họ hàng... Còn bây giờ thì nặng về hình thức quá”.

Chẳng riêng mẹ tôi, xem ra nhiều người cũng có nỗi băn khoăn đó. Việc cưới, cỗ cưới xưa ở nông thôn chỉ cần có con lợn, vài chục cân gạo nếp là xong, còn ngày nay "bung ra" theo lối thị thành, cỗ bàn đủ món; nhiều khi còn đặt cỗ ở nhà hàng, tiệc mặn tiệc ngọt đủ thứ, sinh ra sự xa xỉ. Những khách dự đám cưới đều chúc mừng hạnh phúc cho cặp uyên ương bằng “phong bao” hàng trăm nghìn đồng. Vợ chồng tôi có ngày nhận được bốn giấy mời (con của bạn thân bên chồng, bên vợ rồi các cháu trong quan hệ gia đình) thường gọi đùa là “phiếu ăn cơm giá cao”, hay “thiệp… moi”… Hàng tháng, tính sơ sơ cũng có ba, bốn đám cưới mời, tiền mừng ít ra cũng phải bốn, năm trăm.

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn

Là người dân nông thôn, làm nông nghiệp, tưởng như thế cũng đã “nặng gánh” lắm rồi, nhưng xem ra so với nhiều người - những bạn bè là công chức - có nhiều mối quan hệ trên dưới, dọc ngang, số lần được mời đi dự đám cưới và số tiền mừng lên tới hàng triệu mỗi tháng. Xem như vậy mới biết “hủ tục” cưới xin ngày nay đâu có thua kém thời xưa, mà ngược lại còn tốn kém hơn vì cái mốt đua đòi hiện đại không những làm khổ cho “người trong cuộc” mà còn làm phiều lụy nhiều người khác vì cái trò “trả nợ miệng” và các mối “quan hệ”.

Ông hàng xóm của tôi phàn nàn: Chỉ là chỗ quen biết sơ sơ thôi, cũng được ông nọ, bà kia "trân trọng kính mời". Không đi thì ngại bị mang tiếng là ít giao lưu, quan hệ, hoặc ngại làm "xấu mặt người mời". Ði thì phải có tiền. Người có thu nhập còn đỡ, nhiều người lương thấp mà cứ phải tiếp tục “giao lưu” theo kiểu như vậy thì mệt quá.

Ở quê tôi bây giờ nhà hàng mọc lên như nấm. Các “chiêu” cạnh tranh được khai thác triệt để, quảng cáo ồn ã... Có thời điểm “mùa” cưới, khách hàng phải đăng ký xếp hàng trước hàng tháng, nhất là những nhà hàng, khách sạn có thương hiệu. Người nhà quê nghe đến giá tiền mỗi mâm cỗ có giá bạc triệu, xót lắm, vì thấy quá lãng phí.

Nếu cứ tính “lượng cỗ” ấy, so với cỗ ở quê - có giá thành đắt hơn gấp đôi. Nhiều đám đạt "kỷ lục" tới vài trăm mâm, chi phí tới hàng trăm triệu đồng. Ăn cỗ cưới thời nay, “uống nhiều hơn ăn”, “thưởng thức bằng mắt” là chính, nên hầu như cỗ các đám cưới đều dư thừa, lãng phí. Mỗi lần đi ăn cưới về, mẹ tôi lại chép miệng: “Nhiều người hiện còn đang thiếu đói, không có mà ăn, thấy thức ăn thừa thãi ở đám cưới, mẹ nhìn thấy mà tiếc quá. Thật là kẻ ăn không hết người lần chẳng ra!”

Cỗ cưới ngày càng đua theo “mốt” với các món ăn mới lạ. Số tiền mừng, vì thế, cứ nâng dần lên theo giá thị trường: 50 nghìn đồng rồi đến 100 nghìn đồng, 200 nghìn đồng, 500 nghìn đồng… và rồi sẽ còn leo thang đến mức nào nữa đây?

Nhân dịp cưới xin con cái, cũng không ít người có chức có quyền muốn thông qua việc vui của con để thu lời “chính đáng!”. Mỗi đám cưới lớn đến vài trăm mâm cỗ thì số tiền thu về lên đến hàng trăm triệu đồng !

Lại có chuyện muốn “bằng anh bằng chị”, nhiều gia đình thuộc diện khó khăn, thậm chí không lo nổi việc học hành cho con cái, nhưng khi cưới vợ cho con, cũng gắng đầu tư “hết số” với năm, bảy chục mâm, chẳng chịu thua kém ai. Rồi sau đó nai lưng ra trả nợ hàng năm trời chưa hết.

Có đám cưới con của một vài công chức địa phương và một số người có “máu mặt”, tuy không “quy mô” như thị thành, nhưng giờ cũng lên tới hàng trăm mâm. Nhà không có sân rộng thì có thể nhờ cả sân nhà hàng xóm, hoặc mời theo giờ để đón khách. Bên cạnh các dịch vụ chụp ảnh, thuê váy áo, trang điểm cho cô dâu chú rể, có đám cưới còn thuê cả dịch vụ nấu ăn ở phố về.

Từ chuyện cưới xin, nhiều gia đình lâm vào tình trạng bố mẹ và con cái to tiếng với nhau vì tiền mừng cưới của con - bố mẹ đã cầm và chi tiêu hết rồi - giờ “cột” trách nhiệm cho con cái phải “đi trả nợ” dài dài.

Tôi có một đứa cháu lớn chuẩn bị lập gia đình, vợ chồng chú em tôi (cả hai đều là công chức ở tỉnh) mời mẹ cùng chú ruột và vợ chồng tôi ra chơi để bàn việc cưới hỏi cho cháu. Danh sách dự kiến mời khách dự cưới của vợ chồng chú em tôi, ngoài người thân “ba bề bốn bên”, cùng hai bên nội ngoại của bố mẹ, thông gia rồi khách cơ quan đoàn thể, bè bạn của vợ, của chồng, của con... lại còn bao nhiêu chỗ quan hệ, giao lưu khác... dài dằng dặc, vị chi có đến bảy trăm người - tương ứng với hơn một trăm mâm cỗ cưới.

Mẹ tôi ngồi nghe rồi lên tiếng:

- Không muốn là người bảo thủ, lạc hậu, nhưng theo mẹ thế này, những chỗ thật thân tình thì các con hãy mời. Người ở xa, già cả, đau yếu, thay cho việc mời, các con nên “báo hỷ” cho chu đáo. Những bậc ngang hàng với bố mẹ đến dự, các con lưu ý đón tiếp cho phải phép. Chớ vì việc vui của mình mà để mọi người phải nghĩ ngợi, lo lắng về độ đường, thái độ cư xử cũng như tiền bạc. Theo mẹ, cốt làm cho đúng tập tục, lễ nghi sao cho trang trọng, vui vẻ, tiết kiệm. Chuyện trăm năm chớ nên ganh đua và đừng để mang tiếng lấy việc vui để trục lợi.

Vợ chú em tôi chừng như còn băn khoăn:

- Chúng con thấy khó quá, vì có nhiều chỗ chúng con ngại từ chối. Trước đây họ đã mời mình rồi, vả lại lo các cháu tủi vì thua chị kém em.

Mẹ tôi ôn tồn :

- Khó hay không là ở các con, nếu cứ mời dự cưới theo kiểu “đòi nợ” như vậy thì mẹ cũng chịu. Các con có dứt khoát bỏ qua những điều băn khoăn ấy thì hãy mời mẹ, chú và anh chị ra đến đây để bàn, không thì tùy các con vậy ?

Ông chú tôi đỡ lời:

- Mẹ cháu nói đúng đấy ! Chú cũng tán thành việc cưới hỏi cho đúng tập tục, tập quán, thực hiện theo nếp sống văn hóa mới, như ý kiến của mẹ cháu, không để việc vui trở thành nỗi lo lắng, gánh nặng cho mỗi gia đình và mọi người.

Tôi vỗ vai đứa cháu (sắp làm rể):

- Ý kiến bà và ông bàn, cháu thấy thế nào ?

Chàng rể tương lai khôn ngoan:

- Vâng, cháu cũng thấy các cụ dạy là đúng, tổ chức cưới "to" vừa phải thôi... cho hai gia đình đỡ phải lo lắng nhiều.

Qua việc cưới hỏi của đứa cháu, tôi cứ suy nghĩ, ngẫm ngợi về những lời khuyên chí lý của mẹ tôi và nhận thấy, việc cưới hỏi thời bây giờ có điều còn lạc hậu hơn... so với thời “các cụ ngày trước”. Vẫn biết những gương sáng thực hiện nếp sống mới trong việc cưới xin đã thấy xuất hiện nơi này nơi nọ, nhưng chưa nhiều, chưa tạo thành “dòng chảy"” phổ biến trong xã hội ngày nay.

Ngô Quyết

Đông Anh-Hà Nội

LTS Dân trí - Cưới xin là chuyện hệ trọng của đời người, cần tổ chức sao lịch sự, ấm cúng để lại ấn tượng tốt đẹp cho cô dâu chú rể cũng như hai họ và những bạn bè thân thiết.

Tùy theo hoàn cảnh cụ thể, nên tổ chức sao cho phù hợp. Không phải là đám cưới to tát, sang trọng mới đem lại hiệu quả mong muốn. Cái quan trọng là tấm lòng chân thành và thái độ trân trọng của cả chủ và khách vốn là những người thân thiết, quý hóa nhau, coi đây là dịp họp mặt vui vẻ để chúc mừng hạnh phúc tốt đẹp cho cô dâu chú rể; ngoài ra không có mục đích nào khác.

Một đám cưới mang nét đẹp văn hóa thời nay hoàn toàn xa lạ với chuyện cầu lợi, thích phô trương khoe khoang hoặc chỉ là để “trả nợ miệng” cho nhau.

Những chuyện tổ chức đám cưới rườm rà, tốn kém, được phản ảnh trong bài viết trên đây là những “hủ tục” của thời nay mà mọi người nên tránh.

Cục cứt cần giật nước

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiLo5inFVMr28rXhIb54-5r5rxYCFmBGH_Vp-gbFxm-nBXt1Xeif_Vodw1hbYpEBEn1076oxYITq8dC8cd2gylwizkxWBrHIhWgywgZO-_8NAD7cvv1RVpC-gzlCT020EI6qiMQB2BfDa0/s512/DSC02774.JPG
Nhiều khi tao đéo hiểu một người cần bao nhiêu cơ hội để vươn lên. À thật ra là, tao đéo hiểu là một con người có bao nhiêu cơ hội để vươn lên.
Nói đéo gì thì nói, tao thấy xã hội thật kiên nhẫn với mày. Tao thì hết từ lâu rồi. Đéo hiểu sau này, mày làm nên cơ nghiệp rồi quay lại nhìn nhận những thằng khinh mày như một cục cứt, như tao, như thế nào nữa. Nghe bao nhiêu chuyện, kể cả không phải từ cái mồm mày, thì tao cũng biết đó chính là mày. Bởi vì một thằng như thế, thì đéo thể ai khác ngoài mày cả. Địt mẹ chứ ngày xưa cũng đâu có đến nỗi nào. Tao vẫn nhớ hồi lớp 2 lớp có 3 đứa giỏi nhất lớp thì có 2 đứa là tao với mày. Rồi đến hết cấp 1 tao với mày vẫn luôn ở trong đội tuyển ôn luyện học sinh giỏi ( mặc dù mày đéo đi thi còn tao đi thi cái khác ). Cấp 2 cũng suýt chút nữa học cùng lớp. Mà đm mày cũng chuyên này chuyên kia như ai. Còn bây giờ thì sao?
Tao cũng thấy tao hơi bị hèn khi chui vào đây chửi mày mà đéo đưa cho mày đọc. Nhưng cũng chả sao. Với mày tao đủ cả rồi. Khuyên có, chửi thẳng vào mặt có, tha thứ có, đm mấy lần luôn, rồi lại khuyên, lại chửi, đến nỗi bố mày còn viết riêng 1 bài hát về mày. Đéo mẹ. Chả sao.
Nhiều khi nghĩ thấy mày cũng tội. Mày có 1 gia đình thật là vcl và ngoài ra có 1 bà bác cũng thật là vcl. Nhưng thế thì sao? Chả sao. Chả phải lý do để cho mày thành 1 thằng xã hội vô thừa nhận như bây giờ.
Đm. Trong 1 phút lòng thương người của bố mày trỗi dậy. Nhưng mà tự dưng nó hết rồi. Không phải hết thương người, căn bản ngồi thương mày 1 hồi, lại thấy mày đéo đáng được thương. Mày thật là vcl.
Bố đi học.

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2009

Quả nhiên là một đất nước khó sống**

**Không phải Việt Nam

Nhân chuyện chặn facebook, thấy đất nước này thật là nhiều rủi ro không thể nào đoán trước. Không biết bao nhiêu trang mạng, tin tức, diễn đàn trong nước mới thêm chức năng kết nối với facebook thì đùng 1 cái nó bị chặn. Thế là coi như toi công. Cũng đếch hiểu là đăng quảng cáo trên facebook có mất tiền không. Nếu là pay per click chắc còn đỡ chứ thuê theo thời hạn thì coi như tiền bị vứt rồi còn gì?
Kế đến phải nói đến: Tại sao phải chặn?? Facebook lớn mạnh quá nhanh trong cộng đồng người dùng nước này. Và trở thành 1 cổng thông tin cực kỳ đông người theo dõi, tốc độ trao đổi cực kỳ nhanh ( ví dụ như vụ giải Esport :)) ). Tất nhiên là nó dần trôi ra ngoài khả năng kiểm soát của cơ quan quản lý ( thực ra ngay từ đầu đã không nằm trong khả năng quản lý của họ, nhưng lúc đầu không cần quản lý ) và rồi .... Boom... Cái gì không quản lý được thì cấm. Rất .... :))
Nhân đây nghĩ sang truyện khác. Để thấy rằng giỏi như Bill Gate hay Sergei Brinz với Lary Page mà lập nghiệp ở đất nước này, thì đến giờ này, chắc chẳng khá hơn được mấy thằng chủ quán net. Vì, khi mà họ lớn mạnh đến mức tài sản cá nhân lớn đến mức gấp đôi gấp 3 lần cả nước làm việc mà không ăn kiếm ra trong 1 năm thì không lý gì người ta có thể kiểm soát được họ, nên chẳng lý gì không dập bỏ trước khi ngoài tầm quản lý, thật ra từ quản lý hơi bị sai, phải dùng lại từ kiểm soát. Câu chuyện cũng thế thôi.
Oh yeah. Quá chán và thất vọng.

Chuyện sau đây không liên quan, coi như là ngoại truyện.
Tình cờ hôm nay xem TV Việt Nam thấy chất vấn Quốc hội có đoạn về "ngắn ngừa nội dung xấu từ internet" có ông Bộ trưởng bảo là, đại loại là, giáo dục tư duy tiếp nhận thông tin gì gì, kiểu như ngăn cản không phải là cách, mà dùng lý lẽ, các thứ, đại loại, đcm đéo nhớ, nhưng đại loại thế, để thuyết phục người tiếp nhận thông tin.... xin lỗi là không nhớ rõ thật ... nhưng mà đm buồn cười vcl. Đúng lúc mình đang lọ mọ vào facebook mới chết. =))

Từ ngày thấy cái Ad đòi thả mấy bạn Rân Trủ là mình biết có ngày này rồi. Đéo mẹ nhưng mà cái facebook cũng hay mà, đang dùng quen. Đéo mẹ.

@Ngân, Bích, Oanh: anh nói thật, các em có khi nên chọn nghề khác. Anh chả tin các em có thể viết được cái mà bọn em muốn viết.


_______
ĐM, đến hẹn lại lên. Mệt mỏi xì chét vcl.